Dịch vụ
Đăng ký thương hiệu – Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
Chuyên mục : Dịch vụ -
12 Tháng sáu, 2021 adminrb 952 Lượt xem
Đầu tư phát triển thương hiệu đang trở thành một trong những chủ đề đang rất được quan tâm trong kinh doanh. Nó không chỉ là bao gồm việc xây dựng và quảng bá thương hiệu mà còn bao gồm các hoạt động bảo vệ thương hiệu.
Nhiều doanh nghiệp đã chi trả rất nhiều cho việc làm sao để thương hiệu được khách hàng công nhận và ủng hộ nhưng lại vô tình quên đi việc đăng ký thương hiệu, bảo vệ quyền lợi pháp lý cho doanh nghiệp. Điều này vô tình gây ra những nguy cơ lớn cho chính doanh nghiệp.
Dưới đây là những nguy cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi không đăng ký thương hiệu độc quyền:
Mục lục
1. Không làm chủ được thương hiệu của chính mình
Luật sở hữu trí tuệ chỉ quy định tính độc quyền của chủ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu có đăng ký. Nếu doanh nghiệp không đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp của bạn sẽ không được cấp phép độc quyền sở hữu hay sử dụng nhãn hiệu ấy. Một khi thương hiệu của bạn càng phát triển, tài sản của thương hiệu ngày càng gia tăng thì nguy hiểm đối với doanh nghiệp không làm chủ thương hiệu của chính mình càng rõ ràng.
2. Bị làm nhái, làm giả thương hiệu
Câu chuyện thương hiệu của 2 thương hiệu trà sữa HEEKCAA và HEFKCHA với kiểu Logo thương hiệu gần như giống đến 90% và tên thương hiệu giống đến 70%, nếu chưa nói là dễ gây nhầm lẫn cho người nhìn càng cảnh báo về tình trang làm nhái, làm giả thương hiệu.
Hiện tượng làm nhái, làm giả thương hiệu càng trở nên phổ biến hơn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Rất nhiều doanh nghiệp đang phải đấu tranh với tình trạng này, đặc biệt là các thương hiệu lớn. Một cách hiệu quả mà doanh nghiệp nên sử dụng đó là cung cấp những bằng chứng pháp lý xác thực từ việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền chứng minh rằng thương hiệu này thuộc sở hữu của doanh nghiệp và mọi hành vi làm nhái, làm giả thương hiệu đều là phạm pháp, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Thiệt hại khi có tranh chấp nhãn hiệu
Khi có tranh chấp xảy ra về sở hữu nhãn hiệu, cơ sở pháp lý mạnh nhất và gần như tuyệt đối mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó chính là chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu của doanh nghiệp.
4. Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng
Một thương hiệu được đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu đàng hoàng, có giấy chứng nhận từ cơ quan pháp lý của nhà nước chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho trách nhiệm của doanh nghiệp đối với thương hiệu của mình, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng của thương hiệu.
5. Khó truyền thông thương hiệu
Doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản rằng, việc truyền thông thương hiệu của bạn sẽ khó đạt được hiệu quả khi doanh nghiệp không sở hữu thương hiệu đó.
6. Nguy cơ mất thị trường
Rất nhiều các thị trường uy tín trên thế giới như: Nhật, EU, Mỹ… không cho phép các sản phẩm mang thương hiệu chưa được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Chính vì vậy, bạn cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu hiệu độc quyền nếu như muốn phát triển sản phẩm ra các thị trường nước ngoài.
7. Nguy cơ bị mất nhãn hiệu
Đây chính là nguy cơ hàng đầu đối với doanh nghiệp nếu không đăng ký thương hiệu độc quyền. Thương hiệu – tài sản của doanh nghiệp dày công xây dựng với rất nhiều tâm huyết, nguồn lực có thể nhanh chóng rơi vào tay người khác nếu doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Trên đây là 7 nguy cơ lớn đối với doanh nghiệp khi không đăng ký thương hiệu. Tuy nhiên, cách hạn chế các nguy cơ này thật ra lại rất đơn giản. Đó là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký bản quyền tác giả. Bạn có thể đăng ký bảo hộ từ tên thương hiệu đến logo, slogan bao bì nhãn mác sản phẩm…
Để được hướng dẫn chi tiết về vấn đề này, doanh nghiệp nên tìm đến những đơn vị chuyên nghiệp, có uy tín. Rubee Việt Nam với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng, bảo hộ thương hiệu chắc chắn sẽ mang tới cho doanh nghiệp những tư vấn xác thực và cần thiết nhất về đăng ký thương hiệu.
Nguồn: Rubee.com.vn