Blog
Bảo hộ thương hiệu: thủ tục, quy trình, chi phí
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
10 Tháng sáu, 2021 adminrb 2358 Lượt xem
Một trong những nguyên tắc vàng trong đặt tên thương hiệu là tên thương hiệu phải bảo hộ được, tức là được luật pháp công nhận và bảo vệ. Một cái tên dù hay ho và độc đáo như thế nào nếu không được bảo hộ thì cũng sẽ là vô ích. Do vậy, việc đăng ký thương hiệu với doanh nghiệp là một việc làm vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu chi tiết về bảo hộ thương hiệu từ thủ tục, quy trình đến chi phí.
Mục lục
1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?
Trước hết, doanh nghiệp nên phân biệt các khái niệm dễ nhầm lẫn như thương hiệu, nhãn hiệu và logo.
Thực tế, trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức, chỉ có từ nhãn hiệu được sử dụng phổ biến. Tùy theo việc nó gắn liền với sản phẩm hay dịch vụ mà có tên là Nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hiệu dịch vụ.
XEM THÊM: TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
OMO là một nhãn hiệu hàng hóa vì nó gắn liền với sản phẩm OMO. Còn HSBC là nhãn hiệu dịch vụ gắn liền với dịch vụ tài chính ngân hàng, tài chính tín dụng.
Còn thương hiệu, logo là cách gọi thông thường của nhãn hiệu trên thị trường, trong đó, thương hiệu là nhãn hiệu dạng chữ (đọc được), còn logo là nhãn hiệu dạng hình ảnh.
Do vậy, có thể hiểu đăng ký thương hiệu là việc đăng kí bảo hộ cho phần chữ của tên thương hiệu.
2. Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở đâu?
2.1. Trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Việc đăng ký độc quyền thương hiệu được diễn ra ở Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Website chính thức của Cục sở hữu trí tuệ ở địa chỉ: http://www.noip.gov.vn/
Doanh nghiệp có thể đến trực tiếp địa chỉ trên, làm việc tại phòng Một cửa để được hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ và xem form mẫu và nộp đơn đăng kí nhãn hiệu trong nước và đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
2.2. Thông qua các đơn vị trung gian
Đơn vị có chức năng tổ chức đại diện sở hữu doanh nghiệp
Hiện nay có rất nhiều tổ chức cung cấp chức năng đăng ký thương hiệu tại Việt Nam, nhưng chỉ có một số tổ chức được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép làm Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Những tổ chức này sẽ được phép ký và đóng dấu mọi giấy tờ tài liệu nộp cho cơ quan thẩm quyền.
Đơn vị có trụ sở và văn phòng đại diện tại Hà Nội
Để đảm bảo việc đăng ký thương hiệu được nhanh chóng và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu có trụ sở và văn phòng đại diện tại Hà Nội. Những công ty này sẽ đảm bảo giấy tờ được nộp nhanh gọn nhất đồng thời trao đổi chuyên môn với giao dịch viên được nhanh chóng nhất. Thông qua công ty trung gian, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được cả thời gian và hiệu quả công việc.
XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH TRA CỨU NHÃN HIỆU VÀ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
3.1. Tài liệu đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị
Dù doanh nghiệp tự mình đăng ký thương hiệu hay sử dụng các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, có một số tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
File mẫu thương hiệu (định dạng JPEG hoặc PNG hoặc các định dạng khác có thể đọc được trên máy tính)
Tài liệu thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp dự định sử dụng tên thương hiệu. Thông tin này cũng giúp làm rõ được phạm vi độc quyền của thương hiệu đồng thời xác định được lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp cho Cục sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, nếu như doanh nghiệp thuê dịch vụ đăng ký thương hiệu thì cần thêm Giấy ủy quyền đại diện để ủy quyền cho công ty dịch vụ thay mặt doanh nghiệp thực hiện bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và các công việc liên quan khác.
3.2. Quy trình đăng ký thương hiệu
Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn
Tra cứu là việc tìm và kiểm tra trên Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu của Việt Nam nhằm xác định thương hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của người khác đã đăng ký.
Đăng ký thương hiệu
Sau khi chuẩn bị những giấy tờ như trên, doanh nghiệp đến Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký. Tiếp theo đó theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ đăng ký và nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp.
4. Chi phí đăng ký thương hiệu
Chi phí đăng ký thương hiệu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu đại diện.
Cụ thể:
- Phí tra cứu, đánh giá thương hiệu : 1 triệu VNĐ/1 nhóm (trước khi đăng ký)
- Phí đăng ký thương hiệu: 4 triệu VNĐ/1 nhóm (dưới 6 sản phẩm/dịch vụ)
- Phí đăng ký thương hiệu nhóm tiếp theo: 3,5 triệu /1 nhóm (dưới 6 sản phẩm/dịch vụ)
Để có được những thông tin chính xác nhất, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp Cục sở hữu trí tuệ hoặc các công ty cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu để được tư vấn miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238
Website: www.rubee.com.vn
Email: contact@rubee.com.vn