Blog
Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
11 Tháng sáu, 2021 adminrb 2180 Lượt xem
Để đảm bảo cho nhãn hiệu được đăng ký độc quyền trên thị trường, bước đầu tiên bạn cần tiến hành là tra cứu nhãn hiệu. Vậy bài viết dưới đây Rubee sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu và quy trình các bước để nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ.
XEM THÊM: TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT
Mục lục
- 1. Nhãn hiệu là gì?
- 2. Phân biệt khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu”
- 3. Điều gì xảy ra nếu nhãn hiệu không đăng kí bảo hộ ?
- 4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có lợi ích gì?
- 5. Tra cứu nhãn hiệu là gì?
- 6. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ
- 7. Đăng ký nhãn hiệu cần thông tin gì ?
- 8. Tra cứu nhãn hiệu mất bao lâu ?
- 9. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- 10. Lưu ý về bảo hộ nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu hay còn gọi là trade mark là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu của nhãn hiệu phải nhìn thấy được bao gồm : chữ, hình (hình vẽ, hình chụp, biểu tượng, hình khối), hoặc các ký hiệu khác.
2. Phân biệt khái niệm “nhãn hiệu” và “thương hiệu”
Ngày nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng khá phổ biến trong đời sống, nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về chúng .
Cụ thể là “nhãn hiệu” là được bảo hộ bởi luật pháp Việt Nam và quốc tế bằng việc cấp giấy chứng nhận, còn “thương hiệu” thì không được.
Thương hiệu dùng một cách phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng thực tế việc đăng ký bảo hộ là bảo hộ “nhãn hiệu”.
Nhìn chung, nhãn hiệu hay thương hiệu cũng có thể hiểu là giống nhau, chỉ khác việc sử dụng từ ngữ trong luật pháp, được luật pháp quy định mà thôi.
Về vấn đề đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được Luật Sở hữu trí tuệ quy định, còn thương hiệu lại không được luật hóa.
3. Điều gì xảy ra nếu nhãn hiệu không đăng kí bảo hộ ?
Việc không bảo hộ nhãn hiệu sẽ có rất nhiều bất lợi cho công ty của bạn.
- Nhãn hiệu công ty khác có thể vô tình hay cố ý trùng với nhãn hiệu của bạn và họ đã đăng ký bảo hộ. Điều này dẫn đến việc nhãn hiệu của bạn có thể bị coi là giả mạo nhãn hiệu khác, trong khi chính nhãn hiệu của bạn ra đời trước và đang hoạt động.
- Các đối thủ cạnh tranh với bạn có thể sử dụng nhãn hiệu của bạn để hưởng lợi từ những gì bạn đã gây dựng.
- Việc không bảo hộ nhãn hiệu sẽ gây nhầm lẫn cho chính khách hàng của bạn, gây tổn hại đến uy tín, hình ảnh công ty.
- Không bảo hộ nhãn hiệu, sản phẩm của bạn còn khó lòng cạnh tranh trên thị trường, khó khăn trong việc marketing đối với một số ngành đặc thù.
Tóm lại, bạn muốn sản phẩm được lưu hành rộng rãi, tạo được uy tín trên thị trường thì việc bảo đảm rằng nhãn hàng của bạn đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là vô cùng cần thiết.
XEM THÊM: BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU: THỦ TỤC, QUY TRÌNH, CHI PHÍ
4. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có lợi ích gì?
Lý do chính cho việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là giúp cho công ty bạn có thể độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu. Nói cách khách, nhãn hiệu của bạn được pháp luật bảo đảm tất cả các quyền liên quan đến việc sử dụng nó. Việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp thương hiệu phát sinh trong tương lai.
Vậy những lợi ích cụ thể từ việc bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp bạn là gì?
- Phân biệt sản phẩm của nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác, giúp người tiêu dùng phân biệt được chất lượng các mặt hàng cùng loại trên thị trường.
- Người tiêu dùng phân biệt được hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
- Là một công cụ hữu ích trong việc tiếp thị, tạo dựng hình ảnh, sự uy tín của công ty trước người tiêu dùng, đối tác và các nhà đầu tư.
- Ngăn chặn được việc các đơn vị khác lấy tên nhãn hiệu của bạn đã đăng kí bảo hộ để đi đăng ký độc quyền.
- Được pháp luật bảo đảm khi có tranh chấp về sản phẩm, xác định được chính xác chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.
- Tạo cho doanh nghiệp một thương hiệu riêng, đặc trưng trên thị trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào duy trì chất lượng sản phẩm để phát triển thương hiệu.
5. Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Nhận thấy những lợi ích và tầm quan trọng của việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, các doanh nghiệp hẳn rất muốn thương hiệu của mình được đăng ký. Tuy nhiên, việc cần làm đầu tiên là phải tra cứu nhãn hiệu.
Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu hay logo là bước đầu tiên trước khi làm các bước đăng ký. Tra cứu nhãn hiệu này giúp cho doanh nghiệp biết được nhãn hiệu này đã có trên thị trường chưa, đã có doanh nghiệp nào đăng ký chưa, và nhãn hiệu này có khả năng đăng ký bảo hộ hay không.
Việc tra cứu nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chờ đợi nếu gửi hồ sơ lên cục sở hữu trí tuệ để xét duyệt. Mỗi lần như vậy sẽ mất một thời gian nhất định, khiến cho việc đăng ký diễn ra lâu hơn. Việc tra cứu nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp biết được nhãn hiệu có khả năng bảo hộ hay không và nộp hồ sơ luôn sẽ có hiệu quả.
6. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ
Có 2 cách giúp bạn tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ.
Cách 1 : Tự tra cứu nhãn hiệu trực tuyến
Cách 2 : Nộp bộ hồ sơ tra cứu nhãn hiệu (có đối chứng)
Chúng ta cùng tìm hiểu từng cách xem cách nào phù hợp nhất với bạn.
6.1. Cách 1 : Tự tra cứu nhãn hiệu trực tuyến
Từ năm 2009 cho đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã cho phép doanh nghiệp tự tra cứu nhãn hiệu trực tuyến trên thư viện số của cục. Cụ thể là :
- Bước 1 : Truy cập vào địa chỉ http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
- Bước 2 : Nhập các điều kiện tìm kiếm bao gồm : tên nhãn hiệu, nhóm sản phẩm, dịch vụ, phân loại hình, sản phẩm, dịch vụ.
- Bước 3 : Ấn nút “Tìm kiếm” để xem danh sách kết quả, xem đã có doanh nghiệp nào đăng ký bảo hộ trước bạn chưa, hoặc khá nhiều nhãn hiệu trùng một số yếu tố với sản phẩm của mình.
Ưu điểm : Tra cứu nhãn hiệu theo cách này được tiến hành trong thời gian nhanh, hoàn toàn miễn phí, theo dõi được quá trình nộp đơn trên chính trang web này.
Nhược điểm : Tuy miễn phí nhưng tra cứu nhãn hiệu này mức độ chính xác là không cao và còn thiếu sót khá nhiều.
Vậy để đạt được kết quả thực sự chính xác bạn nên tra cứu nhãn hiệu có đối chứng trước khi tiến hành làm thủ tục bảo hộ. Có điều để tìm ra một đối chứng với nhãn hiệu của mình với những người không có chuyên môn tra cứu, hoặc chưa có hiểu biết gì về Luật sở hữu trí tuệ thì vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Nó lại cho ra qúa nhiều kết quả khiến người tra cứu nhãn hiệu bị mông lung.
6.2. Nộp bộ hồ sơ tra cứu nhãn hiệu (có đối chứng)
Hình thức này được tiến hành bằng cách bạn tìm đến một đơn vị có thể ủy quyền đại diện nộp đơn, để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho bạn. Các đơn vị trong lĩnh vực này đã có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm nhiều năm và họ am hiểu về việc đăng ký bảo hộ sẽ giúp bạn tra cứu thông tin chuẩn nhất. Thậm chí, họ còn làm từ A-Z tất cả cho bạn từ lúc tra cứu, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới khi doanh nghiệp bạn chính thức được cấp văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu này hiện nay khá phổ biến và bạn hoàn toàn yên tâm rằng nhãn hiệu của mình chắc chắn được bảo hộ và không ai có thể xâm phạm được. Cách 2 này được hầu hết các doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và đặc biệt là mang lại hiệu quả một cách tốt nhất.
7. Đăng ký nhãn hiệu cần thông tin gì ?
- Scan giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức doanh nghiệp, hộ kinh doanh ) ; hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu đăng ký theo hình thức cá nhân).
- File logo thương hiệu cần đăng ký (file ảnh/word/pdf)
- Thông tin liên hệ : gồm số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ liên hệ.
- Nhóm ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động chính đối với nhãn hiệu.
8. Tra cứu nhãn hiệu mất bao lâu ?
Khi thuê dịch vụ đăng ký bảo hộ thì trong thời gian 7 ngày làm việc bạn sẽ có kết quả chính xác là nhãn hiệu của bạn có khả năng bảo hộ hay không.
9. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi nhận được kết quả tra cứu nhãn hiệu, nếu kết quả trả về nhãn hiệu có khả năng đăng ký, có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu ngay bằng cách nộp đơn sớm nhất.
Tài liệu gồm :
- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu)
- Sản phẩm và dịch vụ cần đăng ký (liệt kê).
- Giấy ủy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ.
Thời hạn thẩm định đơn:
Sau khi nhận được đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đóng dấu, xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và nhãn hiệu sẽ được thẩm định qua 4 giai đoạn sau :
9.1. Giai đoạn 1: thẩm định hình thức
Là việc thẩm định tính hợp lệ về hình thức đơn như bản mô tả, nhóm sản phẩm, dịch vụ, quyền nộp đơn,… để đưa ra kết luận đơn có hợp lệ không. Thời gian thẩm định này là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
9.2. Giai đoạn 2: công bố đơn hợp lệ
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận đã hợp lệ sẽ được công bố Công báo Sở hữu Công nghiệp trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
9.3. Giai đoạn 3: thẩm định nội dung
Sau khi đơn được công bố là hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được thẩm định xem có đáp ứng các tiêu chuẩn không trong thời hạn 9 tháng. Bên cục sẽ thẩm định tất cả các dấu hiệu nhận diện xem có tương tự hay dễ gây nhầm lẫn với đơn vị nào đã bảo hộ trước đó không. Sau quá trình này, nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
9.4. Giai đoạn 4: cấp văn bằng
Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp đến nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian : 02-03 tháng kế từ ngày nộp lệ phí.
10. Lưu ý về bảo hộ nhãn hiệu
- Về thời gian thẩm định
Theo quy định của luật là 1 năm, tuy nhiên có nhiều lý do khiến cho việc thẩm định kéo dài do một số yếu tố chưa đáp ứng, do sự chậm trễ của các thẩm định viên.
- Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu
Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu có tác dụng trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước khi hết hạn tầm 6 tháng, người sở hữu phải tiến hành các thủ tục gia hạn để nhãn hiệu tiếp tục phát huy hiệu lực bảo hộ.
- Sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tiếp
Nếu trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp văn bằng này, nếu không sử dụng, nhãn hiệu có thể bị bên thứ 3 yêu cầu hủy bỏ hiệu lực.
Việc tra cứu nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng trước mỗi quy trình đăng ký bảo hộ cho bất kỳ một nhãn hiệu nào. Nó giúp cho bạn tiết kiệm thời gian, công sức tiền bạc cho việc đăng ký bảo hộ, cũng đồng thời giúp bạn có kết quả chính xác nhất trong việc bảo hộ.
Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc đến vấn đề thuê trọn gói một đơn vị trong việc thiết kế nhận diện thương hiệu và bảo hộ thương hiệu để việc bảo hộ có khả thi cao nhất. Bởi lẽ việc làm việc với Cục Sở Hữu trí tuệ sẽ kéo dài nếu như bạn không hề có kinh nghiệm trong mảng này.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238. của Rubee để được hỗ trợ miễn phí !