Blog
Slogan là gì?
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
10 Tháng sáu, 2021 adminrb 9657 Lượt xem
Mục lục
1. Slogan là gì?
Slogan là gì? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm, như phân tích của chúng tôi thi có thể thấy trung bình 1 tháng có khoảng 5000 lượt tìm kiếm với từ khóa slogan là gì, và các từ khóa tìm kiếm liên quan đến slogan có khoảng 10000 từ khóa tìm kiếm liên quan, như vậy ta có thể thấy số người quan tâm đến slogan là rất lớn do vậy Rubee Việt Nam hôm nay xin được thảo luận về slogan là gì, ưu điểm, giá trị của slogan trong kinh doanh cũng như trong các hoạt động quảng cáo.
>>> SLOGAN CÁC CÔNG TY THỜI TRANG
Slogan là gi: Slogan là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải thông điệp mang tính mô tả và thuyết phục về thương hiệu, slogan thường diễn tả một lời hứa, một giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm của công ty. Giống như tên thương hiệu thì slogan là một công cụ ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu, nó có thể giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào.
>>> ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM KHI TỔ CHỨC CUỘC THÌ SÁNG TÁC SLOGAN
Như phần giới thiệu trên các bạn có thể hiểu được slogan là gì? Các bạn đã có một hình dung sơ bộ về slogan và tiếp theo Rubee Việt Nam sẽ nói đến ưu điểm của slogan, slogan phát huy tác dụng như thế nào đối với thương hiệu.
2. Ưu điểm của slogan
Ưu điểm đầu tiên mà Slogan mang lại đó là góp phần tăng khả năng nhận biết và lưu lại tên thương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tên thương hiệu. Ví dụ như một vài slogan hay mà ta có thể biết như: “Suzuki là sành điệu”, “Lavie, một phần tất yếu của cuộc sống” hoặc “Vòng quanh thế giới, Ajinomoto”, Chúng ta có thể thấy những câu slogan này lặp lại tên thương hiệu, ngoài việc thể hiện sự khác biệt nó giúp khách hàng nhớ đến tên thương hiệu, đó là ưu điểm đầu tiên của slogan mà chúng tôi muốn nhắn đến.
Slogan có thể làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm. Từ đó, gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng. Ví dụ như: “Kotex – Tinh tế và nhẹ nhàng”, “ Như Tide mới là trắng”, “Giữ hơi thở thơm tho một cách tự nhiên” đó là những slogan liên hệ trực tiếp tới lợi ích của sản phẩm.
Quan trọng hơn cả slogan có thể giúp công ty nâng tầm định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt. Ví dụ như: “Anlence – mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương”. Như vậy bằng câu khẩu hiệu ngắn gọn thương hiệu đã tuyên bố ngắn gọn về phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, đó là những khách hàng lo lắng về bệnh loãng xương.
>>> Đặt tên thương hiệu
Bên cạnh đó slogan còn cho phép liên hệ mạnh tới chủng loại các sản phẩm, ví dụ như “Anlece trắng cho con, còn Anlece vàng cho mẹ”, “Dầu nhớt gì mà hàng triệu xe tải, xe hỏa, phi cơ và xe gắn máy đều cần dùng đến như vậy?”
Đối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu hoặc vị trí độc đáo của mình. Ví dụ: “Biti’s – nâng niu bàn chân Việt”, “Trung nguyên – khơi nguồn sáng tạo”, “Nippon – sơn đâu cũng đẹp”, “Xe hàng đầu cho những người hàng đầu”. Xác lập vị trí duy nhất độc đáo đặc biệt của sản phẩm như “Chỉ có thể là Heineken”.
Slogan thường đi liền với các chương trình quảng cáo, do đó nó thường là câu khóa kết thúc với những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục. Với những loại sản phẩm mà quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu thì câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức thể hiện sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu. Trong cuộc cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu Coca –Cola và Pepsi – Cola. Họ đã phải chi hàng triệu đô la cho việc thiết kế các câu slogan và quảng cáo nhằm tạo dựng cho thương hiệu một hình ảnh và phong cách riêng.
Với những ưu điểm này, câu slogan có thể được thiết kế cho phù hợp với mục tiêu của việc tạo dụng giá trị thương hiệu (nhằm củng cố tên thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, gợi mở và thúc đẩy động cơ mua sắm hay củng cố vị trí và định vị thương hiệu). Với những mục tiêu khác nhau như vậy, câu slogan phải được thiết kế và cập nhật thường xuyên cho thích hợp với từng thời kỳ và mục tiêu quảng cáo (quảng cáo giới thiệu, quảng cáo dẫn đường hay quảng cáo duy trì).
>>> Nếu bạn đang cần thiết kế logo hay tham khảo dịch vụ của Rubee: Tư vấn thiết kế logo
Câu khẩu hiệu có thể được xem như yếu tố thương hiệu linh hoạt và dễ chuyển đổi nhất theo thời gian. Tuy nhiên, khi thay đổi một câu khẩu hiệu, chúng ta cần cân nhắc xem câu khẩu hiệu hiện tại có thể đóng góp vào giá trị thương hiệu như thế nào qua việc tăng cường nhận thức và hình ảnh thương hiệu, những đóng góp này có nhiều không và có cần phải tiếp tục duy trì câu khẩu hiệu này không, nếu thay đổi, câu khẩu hiệu mới cần cố gắng kế thừa những ưu điểm nổi trội của câu khẩu hiệu cũ. Đối với những thương hiệu lớn, câu khẩu hiệu còn là một công cụ khẳng định uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
>>> BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU
3. Những tiêu chuẩn của một câu slogan hay
– Câu slogan cần phải có mục tiêu: Một slogan phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời Coca – Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca-Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: “Generation Next” (thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca-Cola là loại đồ uống cổ lỗ. Slogan này mang trong mình mục tiêu rõ ràng là nhắm vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và thật sự trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca-Cola.
– Câu slogan cần ngắn gọn: Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ đi vào tiềm thức khách hàng, không thể chấp nhận một slogan dài dằng dặc nêu đầy đủ toàn bộ tính năng, tác dụng, ưu điểm của sản phẩm, bởi khách hàng sẽ chẳn ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lê thê như vậy. Cà phê Trung nguyên đã phải thay đổi slogan cũ: “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” bằng slogan “ Khơi nguồn sáng tạo” ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn.
– Slogan không phản cảm: slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phách nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây ấn tượng không tốt: “Đến chậm gặm xương”.
>>> Rubee Việt Nam: Tư vấn xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
– Slogan nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví dụ như: “Connecting People – kết nối mọi người” của hãng điện thoại di động Nokia hay “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
– Slogan có cấu trúc hoặc sử dụng kỹ thuật ngôn từ: Slogan sử dụng những nghệ thuật ngôn từ như phép lặp. từ láy, đối câu, đảo ngữ, ẩn dụ, hoán dụ… là một trong những yếu tố phát huy tính sáng tạo, khác biệt trong slogan đồng thời giúp slogan của doanh nghiệp bạn tạo ấn tượng tốt nhất đối với khách hàng. Slogan sử dụng nghệ thuật ngôn từ giúp khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, dễ lan truyền viral slogan hoặc dễ dàng ứng dụng trong các chiến dịch truyền thông.
– Slogan tạo trend: Nếu là một doanh nghiệp có văn hóa trẻ, hiện đại hoặc đối tượng khách hàng trẻ, xu hướng biến hóa doanh nghiệp thành trend là một trong những lợi thế. Mạng xã hội đang hoạt động cực kì mạnh mẽ không chỉ trong giới trẻ, việc xây dựng một slogan kết nối xu hướng và sản phẩm/ dịch vụ là một lợi thế. “Nóng trong người, đã có Dr Thanh” một thời làm mưa làm gió, gần như là câu nói cửa miệng, xuất hiện trong tất cả những mẫu trò chuyện của hầu hết mọi đối tượng. Slogan bắt kịp trào lưu chính là một vũ khí vô cùng lợi hại trong việc lan truyền, PR thương hiệu.
– Slogan tạo cảm hứng: Các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm hay các sản phẩm, dịch vụ dành cho giới trẻ thường đánh vào tâm lý truyền cảm hứng. “Just do it” của Nike, hãng giày thể thao nổi tiếng nhất thế giới truyền cảm hứng cho giới trẻ dám vượt qua thử thách, dám nghĩ dám thực hiện và xây dựng cá tính cho những khách hàng sử dụng giày thể thao Nike.
>>> Dịch vụ thiết kế bao bì chuyên nghiệp tại Rubee
4. Những mẫu slogan ấn tượng
Good to the last drop!: Thơm ngon đến giọt cuối cùng (MaxWell House – Hãng cà phê nổi tiếng ở Mỹ). Slogan gây ấn tượng bằng lời cam kết thanh thoát, nhẹ nhàng và đầy sức quyến rũ. Cà phê của chúng tôi thơm ngon từng giọt, ngất ngây tận hưởng đến những giọt cuối cùng.
Have it your way: Thưởng thức theo cách của bạn (Burger King – Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới). Slogan thu hút nhiều đối tượng khách hàng dù ở những thị phần và phân khúc khác nhau. Lời khẳng định phục vụ đúng cách, đúng kiểu, đúng gu của từng đối tượng khách hàng đã giúp thương hiệu nhanh chóng được lòng khách hàng mọi phân khúc.
Imagination at work: Trí tưởng tượng trong công việc bay cao (Slogan hay của General Electric Co. – Công ty General Electronic). Slogan là sự kết hợp giữa lợi ích sản phẩm và truyền cảm hứng, giữa công nghệ và đời sống. Slogan tạo sự kết nối giữa công việc và đời sống, cân bằng sự cứng nhắc trong máy móc thành sự hứng khởi, sáng tạo.
It takes a lickin’ and keeps on tickin!: Cứ đều đặn tích tắc đúng giờ (Timex – Hãng đồng hồ Timex). Slogan tạo sự liên kết với tính năng sản phẩm, điểm khác biệt, chính xác trong từng âm thanh. Nghệ thuật chơi chữ lickin’ vàtickin giúp slogan trở nên khác biệt, dễ đọc, dễ nhớ.
Think different: Hãy khác biệt (Apple – Tập đoàn công nghệ máy tính Mỹ). Thương hiệu Apple đã quá nổi tiếng bởi những câu chuyện khởi nghiệp và sản phẩm truyền cảm hứng về cá tính, sự khác biệt. Đương nhiên, thông điệp này cũng không thể thiếu vắng trong slogan. “Nghĩ khác biệt” truyền cảm hứng về công nghệ, giao diện sản phẩm khác biệt tạo nên cá tính người sử dụng.
Trên đây chỉ là những điều cơ bản một slogan hay phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình.
Nếu bạn đang cần sáng tác slogan hay, slogan chuyên nghiệp hãy liên hệ với Rubee Việt Nam chúng tôi sẽ làm điều đó giúp bạn một cách chuyên nghiệp nhất và ấn tượng nhất. Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238