Blog
Xây dựng thương hiệu thành công nhờ áp dụng 07 chiến lược hiệu quả này
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
11 Tháng sáu, 2021 adminrb 2097 Lượt xem
Xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp dù mới thành lập hay đang phát triển. Dù không dễ dàng gì nhưng nếu doanh nghiệp biết áp dụng những chiến lược đúng đắn, cơ hội thành công là rất lớn. Tham khảo những chia sẻ được Rubee tổng hợp dưới đây để cùng tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp mình.
XEM THÊM: LÝ DO NÊN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ
Mục lục
- 1. Xây dựng thương hiệu là gì?
- 2. Thương hiệu là gì?
- 3. Yếu tố hình thành nên thương hiệu
- 4. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
- 5. Xây dựng thương hiệu gồm những gì?
- 6. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp start-up có khó không?
- 7. Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới
- 8. Tự xây dựng thương hiệu hay thuê ngoài?
- 9. Những vấn đề gặp phải khi xây dựng thương hiệu
- 10. Xây dựng thương hiệu cá nhân
- 11. Xây dựng thương hiệu sản phẩm
1. Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu hiểu cơ bản là tất cả những gì doanh nghiệp của bạn cần để vượt qua các thương hiệu khác cùng ngành, thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Xây dựng thương hiệu sẽ biến những người mua hàng lần đầu thành khách hàng trung thành và biến một người tiêu dùng thông thường thành những người truyền bá thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là tất cả những gì bạn cần làm để nổi bật, tạo ảnh hưởng cho thương hiệu và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
2. Thương hiệu là gì?
“Thương hiệu” là một khái niệm khá mới mẻ trong marketing hiện đại, thuật ngữ “thương hiệu” cũng không có trong văn bản pháp luật Việt Nam. Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về thương hiệu (branding) nhưng nhìn chung có thể hiểu thương hiệu như sau.
Thương hiệu là một trong các dấu hiệu như chữ cái, con số, hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, âm thanh hoặc là sự kết hợp các yếu tố đó để nhận biết và phân biệt sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp khác nhau. Thương hiệu còn là những cảm nhận trong tâm trí khách hàng về sự khác biệt, nổi bật đối với một thương hiệu nào đó mà khi nhắc đến người tiêu dùng có ngay sự liên tưởng.
Và việc xây dựng thương hiệu cũng dựa vào nền tàng cốt lõi là những nhận diện thương hiệu để làm nổi bật những nét riêng biệt, không giống ai của thương hiệu.
XEM THÊM: TỔNG HỢP 6 BÍ QUYẾT XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ
3. Yếu tố hình thành nên thương hiệu
Thương hiệu là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ hay về một doanh nghiệp nào đó. Vậy những cảm nhận đó hình thành từ đâu, xuất phát từ đâu? Điều gì giúp những sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu mới tạo ra những cảm nhận tích cực cho khách hàng?
Tất cả gói gọn trong hai từ “tương tác”.
- Tương tác khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ
Đối với sản phẩm mới, trải nghiệm chính là mua sản phẩm về dùng thử và có những cảm nhận. Đối với dịch vụ, giải pháp, trải nghiệm chính là tự mình sử dụng gói dịch vụ đó và có cảm nhận. Với công ty, trải nghiệm thông qua quá trình hợp tác, làm ăn lâu dài và có cảm nhận riêng biệt. Xây dựng thương hiệu từ những trải nghiệm sản phẩm sẽ giúp hình thành những dấu ấn riêng đối với người tiêu dùng.
- Tương tác khi tiếp xúc với nhân viên
Cảm nhận về thương hiệu qua những lần tương tác, trao đổi với nhân viên của thương hiệu đó. Mọi sự thể hiện từ cảm xúc, ngôn ngữ, thái độ của nhân viên góp phần tạo nên những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu một cách rõ ràng, góp phần xây dựng thương hiệu với một phong cách phục vụ ấn tượng.
- Tương tác thông qua các hoạt động truyền thông
Các thương hiệu liên tục sáng tạo các hoạt động truyền thông nhằm tạo những ấn tượng tốt đẹp, những cảm nhận tích cực về thương hiệu cho khách hàng. Các hoạt động càng lan rộng, càng phổ biến, càng thu hút lượng khách hàng tương tác tốt hơn, thương hiệu được biết tới nhiều hơn. Ví dụ như các quảng cáo Facebook, TVC thường xuyên lặp lại hình ảnh và thông điệp thương hiệu nhằm giúp hình ảnh thương hiệu luôn trong tâm trí khách hàng, giúp người dùng có cảm nhận tốt nhất về thương hiệu đồng thời giúp xây dựng thương hiệu trở nên nổi bật hơn.
Vậy đó, việc hình thành nên cảm nhận thương hiệu chính xuất phát từ những “tương tác”, những “trải nghiệm” đối với sản phẩm, nhân viên, hoạt động truyền thông của thương hiệu theo năm tháng. Tạo những trải nghiệm tốt sẽ tạo nên những cảm nhận tích cực!
4. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?
Xây dựng thương hiệu đem lại những lợi ích gì trong kinh doanh mà hầu hết các doanh nghiệp dù lớn, nhỏ đều trong cuộc chạy đua để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp?
Có rất nhiều lý do nhưng 6 lý do dưới đây đủ để thấy việc xây dựng thương hiệu có vai trò quan trọng như thế nào.
Thứ nhất, quá trình xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh cho thương hiệu, tạo uy tín cho mọi sản phẩm của thương hiệu. Nhờ đó tăng tính nhận diện, tính cánh trạnh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và gia tăng lợi nhuận.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu mạnh giúp hình thành một tập khách hàng trung thành. Đơn giản khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu, sản phẩm sẽ yên tâm sử dụng và trung thành với thương hiệu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng ổn định, giúp duy trì kinh doanh tốt hơn. Đồng thời xây dựng thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường một cách rộng rãi.
Thứ ba, xây dựng một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trong thị trường cạnh tranh về giá, vốn đầu tư và cả thu hút nhân tài. Khá dễ hiểu khi các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm khi đầu tư vào một thương hiệu nhạt nhòa và chưa có chỗ đứng trên thị trường. Các nhân tài cũng quan tâm tới những thương hiệu lớn để được những đãi ngộ xứng đáng.
Thứ tư, xây dựng thương hiệu đã được bảo hộ sẽ giúp doanh nghiệp chống lại được tranh chấp, tránh được những pha chơi xấu của đối thủ khi làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, làm mất uy tín của thương hiệu.
Thứ năm, một trong những yếu tố trong việc quyết định mua sắm hiện nay là sản phẩm có “thương hiệu” hay không. Ngày nay, người tiêu dùng có mức thu nhập cao, nhận thức về thương hiệu của người Việt cũng khá rõ ràng, do đó để xuống một khoản tiền lớn cho nhu cầu mua sắm phải kể đến xuất xứ của thương hiệu. Khi mua hàng “thương hiệu”, họ có cảm giác an tâm hơn, tiết kiệm thời gian tìm hiểu và đặc biệt hạn chế tối đa rủi ro không đáng có.
Ngoài ra, hàng “thương hiệu”cũng có xuất xứ, giá cả, bảo hành, chính sách đổi trả rất rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Thứ sáu, xây dựng một thương hiệu nổi tiếng cũng chính là góp phần không nhỏ vào tài sản quốc gia. Trong thời buổi hội nhập, các thương hiệu cũng gắn liền với hình ảnh quốc gia đó. Một quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh, nổi tiếng góp phần tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đem lại nhiều thuận lợi trong việc phát triển thương mại.
Vì thế mà vấn đề xây dựng thương hiệu được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng. Xây dựng thương hiệu càng vững, càng khẳng định được vị thế trên thị trường, sẽ góp phần cho sự tồn tại và phát triển thương hiệu về sau.
Nhận thức rõ lợi ích, tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, nhưng xây dựng thương hiệu gồm những gì, có dễ dàng không hay xây dựng thương hiệu cần trải qua các bước như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
5. Xây dựng thương hiệu gồm những gì?
Đây là những yếu tố của việc xây dựng thương hiệu mà bạn cần để giúp khách hàng có những cảm nhận rõ ràng nhất về thương hiệu bạn.
- Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu
Đây chính là nền tảng để bạn phát triển thương hiệu. Hãy nghĩ đến nhiệm vụ, sứ mệnh của thương hiệu đối với đời sống, một câu nói ngắn gọn và súc tích nhất về hiện trạng, mục đích và tầm nhìn của công ty bạn.
- Bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu
Đây là một bộ tài liệu mang tính hữu hình để hỗ trợ mục tiêu kinh doanh của bạn, phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Nó bao gồm tất cả các yếu tố phong cách của thương hiệu bạn bao gồm: bảng màu, font chữ,…
- Logo
Logo dường như là bộ mặt của công ty bạn, được cho là yếu tố quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu. Hãy thiết kế một logo thu hút, phù hợp với đặc trưng thương hiệu và dễ dàng kết hợp trên mọi bề mặt, chất liệu, truyền tải tốt thông điệp của thương hiệu đến khách hàng tiềm năng.
- Trang web
Tương tự như logo, thiết kế trang web cũng là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu. Thiết kế web phải hấp dẫn, thân thiện với người dùng, dễ sử dụng khi khách hàng ghé thăm và quan trọng nhất là nó phải thể hiện được phong cách thương hiệu bạn.
- Nhận diện thương hiệu khác
Logo và website chỉ là một phần trong hệ thống nhận diện thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu chuyên nghiệp cần có một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
+ Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi: Tên thương hiệu – Câu khẩu hiệu (slogan) – Logo
+ Bộ nhận diện thương hiệu văn phòng: Danh thiếp – Giấy viết thư – Tiêu đề thư – Phong bì thư – Hóa đơn – Thẻ nhân viên – Đồng phục nhân viên
+ Bộ nhận diện thương hiệu trên sản phẩm: Bao bì sản phẩm – Tem nhãn dán lên sản phẩm – Phiếu bảo hành – Kiểu dáng sản phẩm – Quyển hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
+ Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời: Biển hiệu công ty – Biển hiệu trước văn phòng – Biển hiệu đại lý – Biển quảng cáo – Băng rôn – Phương tiện vận tải – Phương tiện thi công
+ Bộ nhận diện thương hiệu Marketing: Brochure – Catalogue – Hồ sơ năng lực – Tờ rơi, tờ gấp – Website – Landing page – Facebook Fanpage – Video quảng cáo – Banner ads – Email marketing.
+ Bộ nhận diện thương hiệu quà tặng: Bút – Sổ tay- Móc khóa – Cốc uống nước – Mũ bảo hiểm – Áo mưa – Ô (dù)
Bạn cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, liên hệ Rubee – công ty thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp.
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.
Email: contact@rubee.com.vn
6. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp start-up có khó không?
Theo một cuộc điều tra có tới hơn 70% khách hàng nói một trong những yếu tố khiến họ quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ là do thương hiệu. Điều này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp startup, xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là dễ, nếu vượt qua các yếu tố dưới đây:
- Tìm ra được giá trị cốt lõi của thương hiệu
Hãy trả lời câu hỏi tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của thương hiệu bạn mà không phải thương hiệu khác? Nếu như những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu phù hợp với những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải thì thương hiệu đã đi đúng hướng.
- Sản phẩm/dịch vụ phải tốt về chất lượng – đẹp về thẩm mỹ
Xác định được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu bạn. Nếu không phải là thương hiệu đầu tiên trong ngành, thì hãy đảm bảo sản phẩm/dịch vụ của bạn phải tốt hơn về chất lượng và tính thẩm mỹ cũng phải vượt trội. Cùng với đó là bạn cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thực sự thu hút, khác biệt, truyền tải những thông điệp rõ ràng, dễ hiểu đến người tiêu dùng.
- Đảm bảo tính nhất quán trong nhận diện thương hiệu
Một start-up mới mẻ thì việc quảng bá, lan rộng hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông là vô cùng cần thiết. Có thể kể đến các kênh internet, mạng xã hội, các hình thức quảng cáo truyền thống,…Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi hình ảnh về thương hiệu phải nhất quán, đồng bộ từ thông điệp, đến nội dung, hình ảnh đem lại sự ghi nhớ hình ảnh thương hiệu ngày càng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu sẽ vô cùng khó khi các chủ doanh nghiệp chưa xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, chưa tạo được lợi thế cạnh tranh và chưa có sự đồng nhất hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, khi chủ doanh nghiệp đã xác định thật rõ ràng, thấu hiểu thương hiệu mình và người tiêu dùng, thì việc xây dựng một thương hiệu chỉ còn là mặt thời gian.
7. Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới
Chiến lược thương hiệu của bạn sẽ cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể cũng như đối tượng mục tiêu hoặc khách hàng lý tưởng của bạn. Không có mẫu chiến lược xây dựng thương hiệu nào mà mọi thương hiệu có thể áp dụng trên toàn thế giới, những có những yếu tố “cốt lõi” mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng cần để có một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả. Tìm hiểu 7 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp start-up hiệu quả.
7.1. Bước 1: Vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đó là “tìm ra khách hàng mục tiêu”. Đâu là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp trong thị trường rộng lớn, bao la này? Khách hàng mục tiêu là đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới, họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng rút hầu bao để chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đó.
Để tìm ra nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần bỏ thời gian ra nghiên cứu: họ là ai, họ muốn gì, tại sao họ lại quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, họ ở đâu, thời điểm nào họ sẽ mua hàng của bạn,.. Mọi thứ xoay quanh nhóm khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn.
7.2. Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Đây là bước không thể bỏ qua khi định hướng xây dựng thương hiệu. Bạn cần nghiên cứu đối thủ trực tiếp của bạn, điểm mạnh/yếu từng đối thủ để có “lối đi riêng” cho việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
Bạn cần nắm được nhóm đối tượng khách hàng họ hướng tới là ai, điểm nổi bật trong sản phẩm/dịch vụ của họ là gì, yếu điểm của sản phẩm/dịch vụ của họ là gì? Cách họ truyền thông sản phẩm ra sao?
Nghiên cứu sẽ giúp bạn tìm ra được khuyết điểm của đối thủ để bổ sung cho điểm khác biệt của sản phẩm giúp xây dựng thương hiệu của bạn nổi bật, lý do để thuyết phục khách chọn bạn mà không phải là đối thủ.
7.3. Bước 3: Tìm cơ hội cạnh tranh
Xây dựng thương hiệu từ việc nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định cơ hội cho doanh nghiệp mình. Từ những biến đổi thị trường, từ những xu hướng đang hot, từ những lối đi mà đối thủ đang sử dụng, để tạo ra cơ hội cho mình. Bất kể cơ hội cạnh tranh tới đâu cũng cần phù hợp với chiến lược marketing, độ khả thi dự án và đặc biệt là nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu không dễ dàng gì khi bạn phải dành rất nhiều thời gian và tâm sức để tìm ra cơ hội riêng cho doanh nghiệp.
7.4. Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi
Là những giá trị cốt lõi mà dianh nghiệp muốn thiết lập lâu dài, định hướng cho mọi hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Có được giá trị cốt lõi doanh nghiệp sẽ có những định hướng đúng đắn để xây dựng thương hiệu giúp cho thương hiệu tồn tại và luôn trong tâm trí khách hàng.
7.5. Bước 5: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là những gì mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng ngay đến mỗi khi nhắc tới sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đó là việc xây dựng thương hiệu khác biệt so với đối thủ có thể ở mặt chất lượng, tính năng, công dụng, cảm xúc, giải pháp,…Đây được xem là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.
7.6. Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu
Xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp khiến cho doanh nghiệp mang một hình ảnh mới mẻ, khác với những thương hiệu khác, có các tính riêng, phong cách riêng và ấn tượng riêng. Nhận diện thương hiệu thể hiện qua tên thương hiệu, logo, biểu tượng, thông điệp, hình ảnh, màu sắc,…
Thiết kế một hệ thống nhận diện thương hiệu độc đáo sẽ là nền tảng là bước đà giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp tồn tại và vững bước mạnh mẽ trong thời buổi cạnh tranh hiện nay.
7.7. Bước 7: Duy trì vị thế thương hiệu
Đây là bước vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng thương hiệu. một thương hiệu dù lớn tới đâu nhưng không chú trọng duy trì về mặt hình ảnh thương hiệu thì sớm hay muộn cũng sẽ mờ nhạt trong tâm trí khách hàng. Thị trường ngày càng cạnh tranh khi có rất nhiều thương hiệu mới ra đời, vì vậy vấn đề quản trị thương hiệu trở nên cấp thiết, và cần duy trì liên tục. Xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở bước đầu xây dựng hình ảnh, mà còn cần liên tục những cách thức làm mới mẻ, duy trì hình ảnh đó trong mắt người tiêu dùng.
Trên đây chỉ là 7 bước cơ bản trong giúp doanh nghiệp tham khảo để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả. Đó chỉ là công thức chung chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có những định hướng riêng để xây dựng thương hiệu theo cách của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, áp dụng được 7 bước xây dựng thương hiệu này, doanh nghiệp cũng đã có những bước đệm cơ bản để rẽ “lối đi riêng”.
8. Tự xây dựng thương hiệu hay thuê ngoài?
8.1. Thuê agency xây dựng thương hiệu cho công ty
Ưu điểm
- Sản phẩm chuyên nghiệp, sáng tạo
Bạn hình dung một quảng cáo TVC cần một lực lượng quay phim, đạo diễn, copywrite chuyên nghiệp để thực hiện cộng với các trang thiết bị vô cùng chuyên nghiệp. Để có vài giây quảng cáo trên truyền hình là công sức của bao nhiêu con người. Thuê ngoài bạn sẽ có được sản phẩm cực kỳ chuyên nghiệp và sáng tạo.
- Hiệu quả cao
Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ dày dạn kinh nghiệm, việc truyền thông đảm bảo sẽ đem đến hiệu quả cao hơn. Không kể TVC quảng cáo mà ngay cả việc book báo, book truyền hình các agency đều làm tốt hơn hẳn do đã thiết lập sẵn những mối quan hệ và cách làm việc đã nhuần nhuyễn.
Nhược điểm
Ngân sách cao là một trong những vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cân nhắc. Tuy nhiên nếu xem ngân sách marketing như là một sự “đầu tư” thay vì “rủi ro” thì ngân sách cao dành cho vấn đề xây dựng thương hiệu không phải là vấn đề lo ngại.
8.2. Tự xây dựng thương hiệu
Đây được xem là cách mà hầu hết cách doanh nghiệp đang triển khai khi họ tự xây dựng thương hiệu, họ chỉ thuê ngoài những dịch vụ mà họ không thể tự làm được.
Ưu điểm
Tự xây dựng thương hiệu sẽ tiết kiệm chi phí và kiểm soát được cả kinh phí lẫn tiến độ thực thi. Tuy nhiên, với cách đi này doanh nghiệp cần thuê được những nhân viên marketing thạo việc, thay vì “đốt tiền” một cách vô tội vạ cho những nhân viên mới vào nghề. Đó lại trở thành “lãng phí”.
Nhược điểm
Tự xây dựng thương hiệu sẽ không chuyên nghiệp, sẽ mất thời gian hơn cho hình ảnh thương hiệu được biết đến rộng rãi. Với chi phí không cao thêm nhân sự và trang thiết bị không chuyên sẽ mang lại hiệu quả không như ý cho các chiến dịch truyền thông.
Vậy mấu chốt của việc xây dựng thương hiệu có nằm ở việc tự doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hay đi thuê ngoài để xây dựng thương hiệu cho công ty hay không?
Không!
Mấu chốt nằm ở kết quả và hiệu quả của công việc. Ai làm không quan trọng, miễn xây dựng thương hiệu hiệu quả. Ngân sách dành cho marketing thực chất chi là bài toán chi phí giữa chi phí bỏ ra và doanh số thu về có cân đối, có hợp lý không mà thôi. Khi doanh nghiệp có ý tưởng marketing tốt, kế hoạch triển khai khả thi, nguồn lực thực thi đảm bảo thì ngân sách sẽ không còn là vấn đề quá lớn lao.
Rubee xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp– có thể tư vấn giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm và uy tín được xây dựng từ hơn 3000 khách hàng, Rubee sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu về mặt hình ảnh thật sự chuyên nghiệp, khởi đầu cho những chiến lược truyền thông tiếp theo.
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.
Email: contact@rubee.com.vn
9. Những vấn đề gặp phải khi xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình, không phải trong một sớm, một chiều đã có kết quả. Vì làm trong thời gian dài nên nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi những sai lầm cơ bản trong việc xây dựng thương hiệu. Chúng là gì?
9.1. Không đồng nhất nhận diện thương hiệu
Nhiều doanh nghiệp thường hay mắc sai lầm khi xây dựng thương hiệu là không đồng nhất mọi hình ảnh, thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Một doanh nghiệp thường sẽ sử dụng một tên, một logo, một tagline ở mọi hoạt động của doanh nghiệp, kể cả trong công ty hay ngoài công ty, trong tất cả các chiến dịch truyền thông. Kể cả việc tương tác, trao đổi với khách hàng qua hệ thống trực tuyến hay qua lời nói, hành động đều cần nhất quán chung, thể hiện tinh thần của doanh nghiệp. Có như vậy, khách hàng mới có thể “cảm” được nét riêng của thương hiệu bạn.
9.2. Hình ảnh thiếu sáng tạo
Hình ảnh có tác dụng hơn nhiều lời nói, chẳng thế mà khi xây dựng thương hiệu, các thương hiệu lớn rất chú tâm đến sáng tạo hình ảnh, tạo cho thương hiệu những dấu ấn mới mẻ trong lòng khách hàng. Nhiều doanh nghiệp không chú ý tới hình ảnh, khiến những bức hình mờ nhạt, không làm cho thương hiệu nổi bật giữa hàng nghìn thương hiệu trên thị trường.
9.3. Thiếu sự sáng tạo & nổi bật
Một lỗi nhiều doanh nghiệp mắc phải cơ bản khi xây dựng thương hiệu là thiếu đi tính sáng tạo, nổi bật. Đây là sai lầm có thể khiến thương hiệu không thể cạnh tranh trên thị trường. Bởi lẽ nếu chỉ áp dụng những công thức chung chung, những logo na ná nhau, những website không ấn tượng, những câu slogan không có sức kêu gọi để xây dựng thương hiệu thì doanh nghiệp lấy gì để cạnh tranh, để khác biệt, lý do gì để khách hàng nhớ đến bạn?
9.4. Làm cho thương hiệu trở nên phức tạp
Càng đơn giản càng khiến cho thương hiệu dễ nhớ hơn, dễ gây ấn tượng hơn trong lòng khách hàng. Hãy xem cách thương hiệu lớn xây dựng thương hiệu của họ, logo cực đơn giản, dễ nhớ như: Apple, Adidas, Cocacola, Nike,..Phức tạp hóa thương hiệu với những biểu tượng rắc rối, câu từ tagline hàm ý, khó hiểu, chỉ làm cho khách hàng khó nhớ, khó có cảm tình. Xây dựng thương hiệu đơn giản nhưng độc đáo, dễ ghi nhớ, bạn đã thành công một phần trong việc lưu lại trong tâm trí khách hàng.
9.5. Không tận dụng những ý kiến phản hồi của khách
Sẽ rất lãng phí khi nhiều doanh nghiệp bỏ qua phần này, hoặc chưa biết đến tác dụng to lớn của những ý kiến “người thật, việc thật”. Đó là những bằng chứng ý nghĩa nhất mà khách hàng của bạn thấy được, tại sao bạn không tận dụng chúng để quảng cáo cho các dịch vụ của doanh nghiệp mình? Đó cũng là một cách để xây dựng thương hiệu với những trải nghiệm người dùng tích cực.
9.6. Phóng đại slogan
Nhiều doanh nghiệp thích sự hoành tráng với những câu slogan nghe có vẻ êm tai, và có phần hơi phô trương so với những gì doanh nghiệp bạn có thể làm được. Nhưng nó sẽ phản tác dụng khi trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn không được như slogan đã phô ra. Khách hàng sẽ không còn tin tưởng bạn, điều này sẽ làm cho những lần truyền thông tới kém hiệu quả. Hãy sáng tạo một câu slogan thực sự chân thành, đúng thực tế!
Nếu quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp không vấp phải những sai lầm kể trên thì xin chúc mừng doanh nghiệp bạn. Doanh nghiệp của bạn đang từng bước xây dựng thương hiệu vững vàng để cạnh tranh trên thị trường.
10. Xây dựng thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân phản ánh chính tính cách cũng như năng lực của người đó, là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân với những người khác.
10.1. Xây dựng thương hiệu cá nhân có quan trọng không?
Tùy từng mục tiêu sự nghiệp hay đời sống của mỗi người mà việc xây dựng thương hiệu cá nhân quan trọng hay không. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu cá nhân đem lại một số lợi ích sau:
- Xây dựng thương hiệu cá nhân trước hết giúp chính ta tự hiểu rõ bản thân mình hơn, giúp ta tự tin hơn vào năng lực của mình.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân tốt còn tạo ra tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng xung quanh, đem lại nhiều giá trị về mặt tinh thần và kiến thức hữu ích.
- Đối với chủ doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng góp phần mở rộng mối quan hệ, đem đến thành công cho sự phát triển của doanh nghiệp. Riêng với trường hợp chủ doanh nghiệp, thì xây dựng thương hiệu cá nhân trở thành việc vô cùng cần thiết và quan trọng.
Xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là hành động xây dựng hình ảnh bên ngoài mà còn là cách bạn tự nhận thức được giá trị, ưu-nhược của bản thân để tạo nên sự khác biệt, không giống ai.
10.2. Cách xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Trước hết hãy trả lời một số câu hỏi sau:
a, Bạn là ai?
– Bạn có kỹ năng gì về năng lực, học vấn, kinh nghiệm?
– Bạn có đam mê gì để tạo nên thương hiệu của riêng bạn?
– Điểm mạnh của bạn là gì để tạo nên sự khác biệt riêng?
b, Bạn thế nào trong mắt mọi mối quan hệ?
– Bạn bè nói gì về bạn?
– Đồng nghiệp nói gì về bạn?
– Cộng đồng mạng nói gì về bạn?
c, Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì?
– Bạn muốn tạo nên sản phẩm, dịch vụ gì?
– Nhóm thị trường mục tiêu của bạn là gì?
– Phong cách bạn muốn hướng tới là gì?
d, Thiết kế thương hiệu của riêng bạn thế nào?
– Sáng tạo tên và slogan của riêng bạn, thể hiện chính xác về bạn, càng đơn giản càng dễ nhớ
– Chọn màu sắc của riêng bạn
– Câu chuyên thương hiệu của chính bạn.
e, Tạo dựng môi trường của riêng bạn
– Kênh blog
– Kênh mạng xã hội
– Kênh truyền thống
f, Mở rộng mối quan hệ
– Người ảnh hưởng: hãy tìm kiếm và theo học những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn
– Cộng đồng, nhóm: tham gia những nhóm cộng đồng trong lĩnh vực của bạn, các nhóm cộng đồng trên facebook khá nhiều.
– Tham gia sự kiện: tham gia các sự kiện offline về lĩnh vực của bạn
g, Xây dựng kênh nội dung
Với các kênh có thể kết nối với cộng đồng, hãy tạo nhiều nội dung hữu ích, chất lượng, có giá trị với cộng đồng và chia sẻ, lan truyền rộng rãi trên mạng.
h, Tương tác
Tham gia tương tác, bình luận, chia sẻ ý kiến trên các cộng đồng, diễn đàn, chia sẻ thông tin hữu ích của người khác.
i, Luôn lắng nghe và thấu hiểu
Bình tĩnh lắng nghe mọi ý kiến trái chiều để đưa ra những ứng xử sao cho văn minh nhất.
Trên đây là 9 bước trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân để bạn tham khảo và có những cách thức triển khai sao cho phù hợp nhất với từng người.
11. Xây dựng thương hiệu sản phẩm
11.1. Xây dựng thương hiệu sản phẩm bắt đầu từ chất lượng sản phẩm
Một sản phẩm chất lượng cần đảm bảo các yếu tố:
- Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, được cấp phép lưu hành
- Trải nghiệm người dùng tốt
- Nhiều người tin dùng và giới thiệu cho nhau
11.2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm có tính thẩm mỹ và tính tiện dụng
- Mẫu mã bao bì đẹp mắt, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu
- Tính tiện dụng cao, dễ dàng trong việc đóng gói, sử dụng, bảo quản
- Được đăng ký bảo hộ để tránh hàng giả, hàng nhái
Một thương hiệu sẽ bao gồm một hoặc nhiều sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh sẽ là tiền đề cho sự phát triển chuỗi sản phẩm về sau.
Có thể còn nhiều những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng thương hiệu mà bài viết này không thể kể hết. Tuy nhiên, quá trình xây dựng thương hiệu là một cuộc chiến dài hơi, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ chuyên sâu từ các chuyên gia tại Rubee để xây dựng thương hiệu một cách có chiến lược và thực sự đem lại hiệu quả.
Rubee – khởi tạo giá trị thương hiệu – đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững mạnh theo thời gian! Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.