Blog

Xây dựng thương hiệu đúng cách
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
9 Tháng 6, 2021 adminrb 1428 Lượt xem
Khi bắt đầu làm về thiết kế thương hiệu và Marketing thương hiệu, tôi đã luôn đặt ra câu hỏi tại sao có những thương hiệu khi làm marketing thành công luôn đến với họ liên tiếp, nhưng cũng có những thương hiệu thất bại ngay từ lần đầu tiên. Vậy thành công hay không thành công, may mắn hay không may mắn, vấn đề nằm ở sự chọn lựa của doanh nghiệp.
XEM THÊM: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN?
Marketing không phải là một kì thi để ngay từ đầu khi bước vào phòng thi bạn đã chắc chắn mình thắng hay thua, nó cũng không giống như đánh xổ số để ngay từ đầu bạn hoàn toàn đặt nó vào vòng may mắn. Mà nó giống như bạn đi tìm đường, ngay từ đầu bạn xác định được nơi mình muốn đi, hướng mà bạn sẽ phải đi khi xuất phát, phương tiện mình muốn dùng, và lúc nào bạn phải tăng tốc, bạn mới là người chiến thắng. Bài viết dưới đây, chỉ như một sự tham khảo nhưng nó là sự thu nhặt trong quá trình hợp tác với rất nhiều Thương hiệu lớn đã thành công trên thị trường của chúng tôi.
Mục lục
1. Khách hàng mục tiêu

Xây dựng thương hiệu theo mục tiêu khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp đều mang tham vọng phủ rộng sản phẩm trên mọi nhóm khách hàng, nhưng lại quên rằng chính sự tham lam đó khiến bạn trở nên mất phương hướng và không có khách hàng nào. Sự thật là bạn chỉ có thể quan tâm đến một nhóm khách hàng duy nhất để xây dựng một chiến dịch marketing hoàn toàn phù hợp.
Bởi bạn không thể vào dịp cuối năm – một dịp bán hàng tốt nhất, quảng cáo tốt nhất, mà xây dựng chiến lược vừa phù hợp với các em nhỏ, vừa phù hợp với thanh niên, vừa phù hợp với bà nội trợ, phù hợp với người già, phù hợp với giới bình dân, phù hợp với giới nhà giàu. Nếu chiến lược của bạn phù hợp với tất cả thì chắc chắn bạn đang ôm lấy một mỡ hỗn độn và chẳng ai thích nó cả. Khi chiến dịch thất bại, đồng nghĩa với việc bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp, mất đi một lượng lớn khách hàng, bởi lần sau dù bạn làm tốt thế nào thì chưa chắc họ đã để ý, lý do ư: “Không biết nữa, nhưng từ lần trước tôi đã không thích”, nghe thật mơ hồ đấy, nhưng nó không cần lý do.
2. Biết cách hợp tác
Trong những chiến dịch marketing lớn, Thương hiệu của bạn không nên đứng một mình. Bởi giống như đi đường, bạn có một người bạn song hành thì người bạn ấy sẽ giúp bạn tránh những lỗi sai sót mà bạn không phát hiện ra và ngược lại. Bạn đã từng thấy rất nhiều sự hợp tác ấy từ các hãng lớn, họ hợp tác để tạo ra những cú hích cực mạnh vào thị trường, chưa thể biết thành công đến đâu, nhưng thành công ban đầu là họ thu hút được sự quan tâm của dư luận, và khách hàng tin một lời hứa đảm bảo về chất lượng của hai doanh nghiệp với nhau, cũng như những ưu đãi mà khách hàng sẽ nhận được bởi sự hợp tác này bất cứ một người nào cũng hiểu rằng mang đến những ưu đãi khách hàng để bán sản phẩm mà cả hai bên cùng có lợi.
Đặc biệt, bạn vừa tung ra thị trường một sản phẩm mới, bạn là Thương hiệu mới, sát cánh cùng thương hiệu lớn, hoặc thương hiệu đã có sự đảm bảo trên thị trường còn giúp bạn lấy niềm tin từ khách hàng dễ hơn. Có thể bạn sẽ lo lắng, nếu thế có thể sẽ bị chịu rất nhiều bất lợi…nhưng cái bạn cần là gì? Quảng bá thành công, trong trường hợp này lợi của bạn là lâu dài.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn là thương hiệu kẹo lại đi hợp tác với một thương hiệu giấy vệ sinh. Một là chắc chắn họ sẽ không hợp tác với bạn, hai là bạn nghĩ thế nào về combo giấy vệ sinh cùng gói kẹo để ăn? Bạn bán kẹo, bạn hãy hợp tác với hãng nào bán đồ uống cho trẻ nhỏ, chúng thích lắm đấy.
3. Chuẩn bị tâm lý tiếp nhận từ rất sớm cho khách hàng

Trước khi ra một sản phẩm, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho khách hàng từ rất sớm, còn bạn ư? Bạn là người chủ động nên bạn đừng nói “Tôi cũng cần chuẩn bị tâm lý”. Đó là lý do vì sao, mỗi lần Coca – cola ra một kiểu dáng mới cho sản phẩm luôn có cả một chiến dịch quảng cáo từ trước đó cả năm.
Đó là lý do vì sao Apple luôn gây tò mò cho khách hàng bằng lời hứa sẽ cho ra một sản phẩm công nghệ khác biệt, tân tiến, đẹp mắt vào ngày này tháng nọ từ cả năm trước, rồi tung lên những bản mẫu ảo để thế giới yêu thích công nghệ nóng lên, và tăng nhiệt hơn bao giờ hết trước giờ G – giờ sản phẩm chính thức bán trên thị trường. Và sự háo hức chờ đợi ấy khiến cho doanh số bán hàng tăng vọt, dù có thể sản phẩm ấy khiến người theo dõi đôi khi không như quảng cáo, nhưng được dùng ngay những ngày đầu tiên sản phẩm cả thế giới mong đợi lại đánh vào khao khát chinh phục của khách hàng.
4. Cho khách hàng cơ hội miễn phí
Bạn có thích đồ miễn phí không?
Có – chắc chắn có. Ai cũng thích miễn phí, hãy cho khách hàng của bạn công đoạn dùng thử, bạn dám cho dùng thử nghĩa là bạn đã lấy được lòng tin của khách hàng, cho dùng thử đồng nghĩa với việc bạn tự tin vào chất lượng sản phẩm của chính mình.
Dùng thử có thể là tặng quà miễn phí, là ăn thử, uống thử…, là bạn đang tạo ra thói quen sử dụng sản phẩm của công ty bạn cho khách hàng.
5. Thử nghiệm rất nhiều thứ nhỏ, nhưng chỉ đầu tư vào kết quả duy nhất
Trước khi bạn đầu tư lớn vào một chiến dịch marketing hãy làm những nhử nghiệm nho nhỏ với khách hàng, có thể chỉ là màu sắc, là hình dáng sản phẩm, và đôi khi chỉ đơn giản là các bài test được soạn sẵn bằng các câu mời chào. Bởi thông qua đó bạn biết khách hàng của mình muốn gì.
Khi đã biết phần nào đó mong muốn của khách hàng, thì đó chính là cơ sở để doanh nghiệp đầu tư có thể gấp 2 gấp 3 lần vào mục tiêu duy nhất ấy. Một kế hoach marketing lớn và thực sự hiệu quả sẽ mang lại những bước nhảy vượt bậc cho thương hiệu.
XEM THÊM: XÁC ĐỊNH ĐÚNG MỤC TIÊU CHO THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN
6. Vận hội mà bạn nắm được

Cuối cùng, biết nắm lấy thời cơ chính là điều quan trọng nhất. Thời cơ được sinh ra thông qua sự am hiểu thị trường của doanh nghiệp. Nếu bạn không hiểu chút gì về thị trường mà mình đang định bán hàng, thì bạn không thể nhìn thấy những thời cơ thực sự.
Vận hội làm tôi nhớ đến một câu chuyện liên quan đến một thương hiệu gia đình chuyên bán bánh cổ truyền ở Nhật Bản. Gia đình ấy có 2 cô con gái, một cô chị gái học hết đại học, và sang Mỹ học một chương trình đào tạo về kinh doanh Ẩm thực, còn cô em gái, do hồi nhỏ chỉ thích làm thợ bánh nên cô ấy chỉ ở nhà làm bánh và bán bánh suốt mấy năm. Sau khi tách ra làm riêng thì hai cửa hàng bánh cổ truyền ấy mang hai cái tên khác nhau, công thức và hương vị vẫn giữ được sự đặc sắc của gia đình như nhau.
Tuy nhiên cũng mùa hè năm đó, có một cuộc thi vinh danh ẩm thực được thành phố tổ chức, hai thương hiệu gia đình ấy cũng tham gia. Thương hiệu của người chị mang đến cuộc thi một chiếc bánh Mochi nhân đậu với hương vị cổ truyền nổi tiếng, được làm vô cùng tỉ mỉ, khi cắn vào vừa mềm, vừa ngọt, vị thơm của đậu tan dần trong miệng. Còn cô em lại mang đến cuộc thi một chiếc bánh được làm từ một loại bột như bột sắn dây, với màu xanh trong, có vị ngọt của đường, có vị chua thanh mát. Chiếc bánh quả là sự thử nghiệm ẩm thực nhưng nó đã nhận được phiếu bầu chọn của nhiều người hơn.
Thương hiệu của người em đã chiến thắng. Bởi không chỉ lạ miệng, mà nó mang đến vị thanh mát, không ngấy phù hợp với mùa hè. Cô em đã đã nắm được nhu cầu của người dùng để chiến thắng. Cũng từ đó khách hàng gần như chỉ nhớ đến thương hiệu của cô em khi mua bánh cổ truyền.
Đó là bài học sâu sắc của vận hội, vận hội nhiều khi đến mà bạn không nhận ra, hãy tạo ra nó thông qua việc bạn hiểu thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Để xây dựng thương hiệu đúng cách cần khởi tạo thương hiệu đúng cách. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tìm đến đơn vị thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp để được tư vấn chuyên sâu:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: www.rubee.com.vn
Email: contact@rubee.com.vn
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238