Blog
Làm thế nào để tạo ra một câu slogan hay
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
10 Tháng sáu, 2021 adminrb 4042 Lượt xem
Slogan là một công cụ quan trọng để định vị thương hiệu cho công ty. Chỉ với vài từ ngắn gọn nhưng nó có thể phản ánh được cá tính riêng của từng doanh nghiệp cũng như truyền tải các thông điệp đến với khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc: Slogan là gì? Làm thế nào để có được một câu slogan hay và giàu ý nghĩa? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc đó và giới thiệu cho bạn những câu slogan hay để bạn có thêm ý tưởng sáng tạo slogan cho doanh nghiệp của mình.
XEM THÊM: TỔNG HỢP NHỮNG CÂU SLOGAN NGÂN HÀNG SÁNG TẠO
Mục lục
1. Slogan là gì?
Mỗi khi xung trận, cư dân cao nguyên Scotland cổ xưa thường hò hét một cụm từ đầy âm vang mạnh mẽ ‘Sluagh-gairm”. Qua thời gian, cụm từ này thay đổi thành Slogome, Slogurn và cuối cùng là Slogan.
Slogan (khẩu hiệu) là một dòng quảng cáo hoặc một cụm từ mà các nhà quảng cáo tạo ra để thể hiện tầm quan trọng và lợi ích sản phẩm. Slogan là một bộ phận không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của sản phẩm, góp phần truyền đạt niềm tin và thể hiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Slogan thường ngắn gọn, dễ nhớ, và khi slogan được sử dụng trong một thời gian dài, nó có thể trở thành một phần quan trọng của nhận diện thương hiệu và hình ảnh thương hiệu, và là lời xung trận của doanh nghiệp trước khi gia nhập “thương trường”.
2. Làm thế nào để tạo ra một slogan hay?
Để có được một slogan hay đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư về chất xám và tiền bạc, đồng thời là một chiến dịch truyền thông bài bản và có kế hoạch. Tuy nhiên, nếu bạn nắm vững được những nguyên tắc cơ bản trong sáng tạo slogan dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những câu slogan hay và ý nghĩa cho doanh nghiệp của mình.
2.1. Ngắn gọn
Yếu tố quan trọng hàng đầu cho mỗi slogan là phải dễ nhớ. Số lượng từ trong mỗi slogan có thể gói gọn trong vòng 6 đến 8 từ. Nếu slogan dài thì nên có vần điệu để khách hàng đọc qua là có thể nhớ ngay. Ngoài ra, slogan ngắn gọn cũng giúp việc in ấn lên các bao bì, banner, poster được thuận tiện hơn.
Tuy vậy, trong một số trường hợp ngoại lệ, slogan ngắn gọn lại không chiếm được cảm tình của người tiêu dùng bằng slogan có số lượng từ dài hơn. Đơn cử là trường hợp của KFC, mặc dù slogan mới đã được rút gọn hơn rất nhiều “So good” nhưng rõ ràng là người tiêu dùng vẫn có cảm tình với slogan cũ “Vị ngon trên từng ngón tay” hơn.
2.2. Trung thực
Một trong những slogan được cho là hay nhất mọi thời đại chính là slogan của một trong những hãng cho thuê xe hơi hàng đầu nước Mỹ Avis “We try harder” (Chúng tôi sẽ cố gắng hơn). Lý giải cho thành công này không thể kể đến sự trung thực, chân thành, thể hiện sự nỗ lực và cố gắng của doanh nghiệp trong câu slogan.
Sản phẩm to thì nên nói ấn tượng, sản phẩm nhỏ thì nên nói chân thành. Đặc biệt khi sản phẩm của bạn mới gia nhập trên thị trường, chưa có chỗ đứng và tên tuổi thì việc “nói chân thành” mới là con đường đúng đắn nhất để chạm đến trái tim người tiêu dùng. Do vậy, slogan cũng phải chân thực và không nên đao to búa lớn.
2.3. Đưa ra lời cam kết
Sản phẩm của bạn có thể không có nhiều khác biệt, độc đáo so với các sản phẩm có trên thị trường nhưng slogan thì cần phải độc đáo và không “đụng hàng”. Sự độc đáo và cá tính riêng của doanh nghiệp có thể được thể hiện qua tính cam kết trong slogan. Việc cam kết phục vụ tốt hơn có thể được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
Yếu tố cam kết trong slogan này thường được thấy khá phổ biến trong slogan của các ngân hàng, nhằm nhấn mạnh yếu tố niềm tin tới người tiêu dùng. “Cam kết thành công” (GP Bank) hay “Cam kết lợi ích cao nhất” (HD Bank) là những ví dụ tiêu biểu.
XEM THÊM: MỘT SỐ SLOGAN CÔNG TY THỜI TRANG ĐỘC ĐÁO
2.4. Có vần điệu
Với những câu slogan dài thì việc có vần điệu sẽ giúp slogan dễ dàng ghim vào tâm trí khách hàng hơn. Đặc biệt nếu như nó được gắn vào một bài hát thì sẽ càng khiến khách hàng dễ nhớ, dễ thuộc. Sản phẩm khăn giấy Bounty của Procter&Gamble có slogan rất kêu “The quilted quicker picker upper.” Hoặc câu slogan có thể được chia thành các vế như “Trao giải pháp, nhận nụ cười” (ABBank), “Sáng tạo giá trị, chia sẻ thành công” (Techcombank) để tạo ra vần điệu giúp người đọc dễ nhớ hơn
3. Một số câu slogan hay
Slogan là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Một câu slogan hay đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích và lợi thế cạnh tranh mà không phải thương hiệu nào cũng có được. Hãy cùng tham khảo một số câu slogan hay của các thương hiệu trong và ngoài nước.
3.1. Slogan của Vietjet air
“Giá rẻ hơn, bay nhiều thêm”
Câu slogan được coi khá thành công trong định vị thương hiệu của Vietjet Air là một hãng hàng không giá rẻ. Với mong muốn tạo ra cơ hội đi lại bằng máy bay cho mọi người dân Việt Nam và khu vực, góp phần cải thiện giao thông, thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch, slogan đã truyền tải thành công được thông điệp của Vietjet Air đến khách hàng của mình.
3.2. Slogan Uber
“Evolving the way the world moves” (Tạm dịch: Phát triển cách thức thế giới di chuyển)
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng có trụ sở tại San Franciso, California và hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy mới chỉ là một doanh nghiệp non trử nhưng slogan của Uber đã thể hiện được tham vọng của start-up này trong việc thay đổi cách thức đi lại của con người trên thế giới.
3.3. Slogan Facebook
“Be Connected. Be Discovered. Be on Facebook.” (Tạm dịch: Được kết nối. Được khám phá. Được trên Facebook.)
Câu slogan của mạng xã hội lớn nhất hành tinh này đã thể hiện đúng được chiến lược của Facebook là giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau. Nó đã chuyển hóa chiến lược của Facebook thành một cụm từ mang nghĩa hành động rõ ràng và cụ thể.
Để hiểu rõ hơn slogan là gì và làm thế nào để có một slogan hay, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu được tư vấn miễn phí về sáng tác slogan cho doanh nghiệp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238
Website: www.rubee.com.vn
Email: contact@rubee.com.vn