Blog
Ý nghĩa logo công đoàn – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Chuyên mục : Blog - kiến thức thiết kế logo
28 Tháng năm, 2021 adminrb 19077 Lượt xem
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Nhưng không phải ai cũng hiểu về chức năng chính của tổ chức này cũng như lịch sử ra đời, tên gọi, biểu tượng logo công đoàn hay ban lãnh đạo hiện nay. Hãy cùng Rubee tìm hiểu chi tiết hơn về tổ chức chính trị này nhé!
Mục lục
1. Giới thiệu công đoàn Việt Nam
1.1. Lịch sử ra đời
Tổ chức Công Đoàn Việt Nam ra đời ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình đầu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam.
Công đoàn được coi là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động tự nguyện. Mục tiêu chính khi tổ chức này ra đời là để đoàn kết các lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho người lao động. Tổ chức công đoàn Việt nam nằm trong hệ thống chính trị và mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1.2. Chức năng chính của tổ chức Công đoàn
Công đoàn tổ chức phong trào thi đua lao động và quản lý lao động, tìm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động một cách tốt nhất.
Công đoàn tham gia vào nhiều lĩnh vực như tiền lương, thưởng của người lao động, thực hiện và xây dựng cơ chế quản lý mới, quản lý vật tư, kỹ thuật, tài chính; xây dựng các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động.
1.3. Tên gọi của công đoàn qua các giai đoạn
Tổ chức công đoàn đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều tên gọi khác nhau. Mỗi tên gọi liên quan đến một mốc lịch sử riêng. Cụ thể công đoàn đã trải qua 7 lần đổi tên từ khi thành lập đến nay. Trong đó giai đoạn 1929 – 1935 có tên gọi Công hội Đỏ; giai đoạn 1935–1939 có tên gọi Nghiệp đoàn Ái hữu; giai đoạn 1939–1941 có tên gọi Hội Công nhân Phản đế; giai đoạn 1941–1946 có tên gọi Hội Công nhân Cứu quốc; giai đoạn 1946–1961 có tên gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; giai đoạn 1961–1988 có tên gọi Tổng Công đoàn Việt Nam và giai đoạn từ 1988 – đến nay có tên gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1.4. Lãnh đạo tổng liên đoàn
Ban lãnh đạo tổng liên đoàn gồm một chủ tịch và 04 phó chủ tịch, cụ thể:
Chủ tịch tổng liên đoàn lao động Việt Nam: ông Nguyễn Đình Khang.
04 phó chủ tịch gồm: ông Trần Thanh Hải, ông Trần Văn Thuật, ông Phan Văn Anh, ông Ngọ Duy Hiểu.
2. Logo công đoàn có ý nghĩa gì?
2.1. Biểu tượng trong logo công đoàn
Có thể nói logo công đoàn là sự kết hợp tổng hòa của nhiều biểu tượng với những tầng ý nghĩa khác nhau. Có nhiều biểu tượng cùng được thể hiện trên logo công đoàn như: biểu tượng bánh xe, lá quốc kỳ, trang sách bên trong quả địa cầu. Cùng xem các biểu tượng trong logo công đoàn có ý nghĩa gì nhé.
Bánh xe trong logo công đoàn được đặt tại trung tâm tượng trưng cho sự thống nhất mọi người thuộc giai cấp công nhân và giai cấp lãnh đạo. Tiếp đó bên trong chính giữa có hình cái thước cặp đo sản phẩm tượng trưng cho những yêu cầu về sự chính xác trong khoa học kỹ thuật.
Biểu tượng tiếp theo trong logo công đoàn là hính ảnh lá cờ Việt Nam bay phấp phới. Tuy nhiên hình ảnh lá cờ này được cách điệu ở phía cuối như chúng ta thấy đó là hình ảnh chữ S – bản đồ Việt Nam. Và cán cờ chếch lên trên trên mang theo khí thế tiên phong của đoàn.
Biểu tượng phía dưới bánh xe là quyển sách đại diện cho tri thức của giai cấp công nhân. Đế ở logo công đoàn được cách điệu như giải cuốn, trong đó có chữ TLĐ – Tổng liên đoàn.
2.2. Màu sắc trong logo công đoàn
Logo công đoàn sử dụng nhiều màu sắc trong đó nổi bật là màu vàng chủ đạo làm nổi bật, tươi sáng. Lá quốc kỳ màu đỏ tươi và sao vàng đại diện cho dân tộc Việt nam. Màu đen của bánh xe và thước thể hiện tính công nghiệp. Màu xanh trong logo công đoàn là ước mơ về sự hòa bình dân tộc. Màu xanh trong giải cuốn là màu của giai cấp công nhân. Màu trắng giúp thiết kế logo công đoàn được cân đối hơn.
3. Logo công đoàn do ai thiết kế?
Logo công đoàn Việt Nam do họa sĩ Bùi Trang Chước sáng tác và có sự đóng góp ý kiến của nhiều cán bộ, đoàn viên và đoàn chủ tịch công đoàn.
Như vậy, qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về lịch sử ra đời, tên gọi, ý nghĩa logo công đoàn cũng như những hiểu biết khác về tổ chức chính trị, xã hội này.