Blog
06 cách đặt tên công ty ấn tượng
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
10 Tháng sáu, 2021 adminrb 1734 Lượt xem
Đặt tên công ty, khó mà dễ! Nếu như chỉ muốn đặt một cái tên “thường thường bậc trung” thì dễ. Nhưng muốn sở hữu một cái tên ấn tượng, thu hút, thể hiện được chất của doanh nghiệp lại vừa truyền tải được thông điệp tới khách hàng thì đó quả thực là một quá trình khó khăn. 6 cách đặt tên công ty dưới đây sẽ giúp bạn biến “khó” thành “dễ” để cho ra một tên thương hiệu ấn tượng và có ý nghĩa.
XEM THÊM: CHIẾN DỊCH THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU 4 BÍ QUYẾT VÀNG BẠN CẦN BIẾT
Mục lục
1. Đặt tên công ty theo tên cá nhân
Nhiều người nghĩ rằng cách đặt tên này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp tư nhân hay công ty gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều công ty và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới sở hữu dạng tên công ty này. Có một vài cách đặt tên công ty theo tên cá nhân như sau:
· Đặt tên theo tên chủ doanh nghiệp như: Nam Cường, Hoàng Dũng, Đức Thịnh, MC Donal…
· Đặt tên theo tên ghép của những người sáng lập như: Tấn Phát Tài, Mạnh Dũng, Phong Hưng…
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đặt tên theo tên của những người thân như: mẹ, vợ, con hay những người quan trọng. Đặt tên theo tên họ của người sáng lập công ty cũng là một trong những lựa chọn không tồi như: Lê Hoàng, Trần Hoàng, Nguyễn Lê, Trương Lê…
2. Đặt tên công ty theo địa danh
Đây là một trong những cách đặt tên truyền thống nhưng rất được ưa chuộng bởi nó nhấn mạnh được tính bản địa của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có lợi thế khi phục vụ thị trường địa phương. Cách đặt tên này cũng phù hợp với những sản phẩm đặc thù của địa danh nơi người dùng đã có sẵn gợi nhớ về sản phẩm như: Nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết, chè Thái Nguyên, bia Hà Nội, bia Sài Gòn…
Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng cách đặt tên này như một địa danh làm chỉ dẫn xuất xứ, nổi bật như: Hoàng Anh Gia Lai hay Đồng Tâm Long An…
3. Đặt tên công ty bằng những từ viết tắt
Đây là cách đặt tên mới và khá được các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng bởi vừa đơn giản lại dễ nhớ và sử dụng được trong nhiều môi trường quốc tế đối với các doanh nghiệp liên doanh hay có hoạt động tại nước ngoài.
Để đặt tên theo từ viết tắt doanh nghiệp có thể lựa chọn một số cách sau:
· Viết tắt tên công ty và ngành nghề: Vinaconex, Viglacera, Vinamilk, Habeco, Sabeco…
· Lấy các chữ cái đầu tiên của tên doanh nghiệp: ACB (Ngân hàng Á Châu), ICP (Internatinal Consumer, Product)
4. Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Mỗi một doanh nghiệp lại có một cá tính, một “chất” riêng với những định hướng và mong muốn khác nhau. Chính vì vậy, đặt tên công ty theo tính từ mô tả vừa thể hiện chất riêng của doanh nghiệp, vừa khiến khách hàng tin tưởng và thấy được những giá trị mà doanh nghiệp mang lại có phù hợp với nhu cầu của mình hay không.
Một số cách đặt tên theo tính từ mô tả mà doanh nghiệp có thể tham khảo như sau:
· Gợi nhắc sự may mắn, thành công: Tài Lộc, Phát Thịnh, Thành Đạt, Thành Công,…
· Thể hiện sự uy tín, tin cậy: Vàng bạc Bảo Tín, Bảo hiểm Bảo Việt, ngân hàng Tín Nghĩa…
· Thể hiện khát vọng vươn lên dẫn đầu: Công ty công nghệ Tiên Phong, Công ty y tế Tiến Bộ…
XEM THÊM: GOOGLE PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG CHIẾN DỊCH ALPHABE
5. Đặt tên công ty theo phong thủy
Đặt tên theo phong thủy là một trong những yêu cầu được các doanh nghiệp Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc vô cùng chú trọng. Theo quan niệm của người Việt, một cái tên phải hòa hợp âm dương, tránh thuần âm hay thuần dương sẽ dẫn tới hao tổn về nhiều mặt hay nghiêm trong hơn là ngăn cản con đường phát triển của công ty.
Đặt tên công ty theo phong thủy còn dựa trên phân định Bát quái theo nguyên tắc như sau: Dựa vào số lượng chữ cái trong tên công lập thành quẻ. Tên thường được chia là 2 phần, nếu tên có 3 từ thì 2 từ đầu sẽ là phần 1, từ thứ 3 là phần 2.
Ví dụ với tên công ty “Tân Ngọc Minh” thì “Tân Ngọc” sẽ là phần 1 còn “Minh” thuộc phần 2. Dựa vào số lượng chữ cái mỗi phần trong tên này để lập ra quẻ và từ việc luận quẻ sẽ biết được tên này có phù hợp với phong thủy hay không.
6. Đặt tên công ty bằng ngoại ngữ
Với thời kỳ mở cửa hội nhập và giao lưu quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập đặc biệt là doanh nghiệp trẻ thường có xu hướng đặt tên công ty bằng ngoại ngữ để dễ dàng giao dịch tại các thị trường nước ngoài.
Khi đặt tên công ty bằng ngoại ngữ cần chú ý đến một số điều kiện như: sản phẩm của doanh nghiệp muốn hướng tới thị trường nước nào, hay chất lượng sản phẩm được làm theo dây truyền nước nào, hướng tới đối tượng nào…
Một mẹo cho các doanh nghiệp có thể sử dụng những ghi nhớ đã có của khách hàng như: Các tên công ty mang âm hưởng Đức sẽ phù hợp với các ngành sản xuất hay phân phối thiết bị công nghiệp. Các công ty có tên phiêm âm tiếng Nhật lại đặc trưng cho các sản phẩm gia dụng, điện tử chất lượng cao.
Có vô vàn những cách đặt tên cho công ty khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp đặt tên phổ biến trên đây để cho ra đời những tên thương hiệu sáng tạo và ấn tượng. Dù đặt tên công ty theo cách nào thì doanh nghiệp cũng phải ghi nhớ rằng mình là ai, mình phục vụ ai, và tên doanh nghiệp đó có phù hợp với ngành nghề của mình hay không.
Hãy suy nghĩ hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người thân, bạn bè để cho ra đời những ý tưởng tốt nhất.
Nếu chưa thật sự ưng ý hay không thể suy nghĩ ra một tên công ty hay và độc đáo doanh nghiệp cũng có thể nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị có chuyên môn. Rubee Việt Nam là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp kiến tạo những giá trị thương hiệu riêng và bền vững. Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.