Blog
Xây dựng thương hiệu tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
9 Tháng sáu, 2021 adminrb 1176 Lượt xem
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giữ một vị trí quan trọng và đóng góp đáng kể trong sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong một thập kỷ qua, các DNVVN của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, quá trình hội nhập cũng đang đặt ra những thách thức lớn đối với các DNVVN. Một trong những hạn chế kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp việt nam là nhận thức về giá trị thương hiệu.
XEM THÊM: CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU
Mục lục
1. Nguyên nhân giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Sự yếu kém về thương hiệu là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng cạnh tranh. Hầu hết các DNVVN ở Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều DN đã quan tâm và chú trọng hơn vào việc xây dựng, phát triển thương hiệu nên đã thu được những thành công.
Những thương hiệu như Vinamilk, Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, Hoà Phát, Bitis, Dệt Thái Tuấn… đã chiếm được vị thế cao trên thị trường và vươn lên tầm những Doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với khu vực DNVVN ở hiện tại và tương lai.
2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVVN
Một thương hiệu tồn tại bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và có thể được chia làm 3 cấp độ:
2.1. Cấp độ 1: lợi ích cốt lõi và cụ thể của thương hiệu
Đây là trọng tâm của thương hiệu nhằm đáp ứng những nhu cầu/mong muốn cơ bản của khách hàng thông qua việc tiêu dung sản phẩm. những mong muốn đó được cụ thể hóa thành những đặc điểm và thuộc tính xác định về chất lượng, công suất, kiểu dáng, màu sắc…
Ví dụ: với máy điều hòa không khí, lợi ích cốt lõi là làm lạnh/nóng và tạo một khu vực không khí dễ chịu cho cuộc sống của con người so với thời tiết khắc nghiệt bên ngoài. Lợi ích cốt lõi này thể hiện qua những đặc tính cụ thể về công suất làm lạnh, mức tiêu hao điện năng…
2.2. Cấp độ 2: Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu
Đấy là phần thiết kế thương hiệu có thể dễ dàng được nhận biết đối với khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu là một tập hợp bao gồm các yếu tố như tên thương hiệu, logo, slogan, bao bì sản phẩm, card…việc thiết kế thương hiệu nhằm giúp cho thương hiệu của sản phẩm dễ dàng đi vào nhận thức của khách hàng mục tiêu, có ý nghĩa thuyết phục đối với họ và giúp thương hiệu đứng vững trước sức ép của đối thủ cạnh tranh.
2.3. Cấp độ 3: các biến số marketing hỗn hợp
Ở cấp độ này, thương hiệu với những yếu tố vật chất hữu hình và các đặc điểm về thiết kế gắn với tên gọi, biểu tượng, cần được hỗ trợ bằng các chương trình marketing hỗn hợp nhằm đưa thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu vào đúng lúc, đúng chỗ, với mức giá hợp lý. Trong đó, các hoạt động xúc tiến marketing có nhiệm vụ thông tin, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sự nhận diện cũng như lợi ích của thương hiệu, cùng sự thỏa mãn và gắn bó của thương hiệu với khách hàng.
XEM THÊM: CHIẾN DỊCH THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU 4 BÍ QUYẾT VÀNG BẠN CẦN BIẾT
Như vậy, một thương hiệu tồn tại ở 3 cấp độ và gồm nhiều yếu tố cấu thành. Khi các yếu tố này càng chất lượng, bổ trợ và liên kết chặt chẽ với nhau thì thương hiệu càng mạnh và ngược lại.
Để gia tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường, việc đầu tư thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là vô cùng cần thiết. Liên hệ với Rubee để được tư vấn chuyên sâu:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: www.rubee.com.vn
Email: contact@rubee.com.vn
Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238