Blog
Hệ thống tiêu chí và thang điểm chương trình thương hiệu mạnh Việt Nam
Chuyên mục : Blog - Kiến thức xây dựng thương hiệu
9 Tháng sáu, 2021 adminrb 981 Lượt xem
I. Các tiêu chí trụ cột
Bảng thang điểm tiêu chí trụ cột
Năng lực lãnh đạo:
1. Tính dẫn đầu, tiên phong trong giá trị khác biệt mà thương hiệu doanh nghiệp theo đuổi.
2. So sánh tính tương đồng của nhận thức với các giả thuyết về kỳ vọng hợp lý (mốc thời gian lựa chọn cho kịch bản cuối là năm 2010).
3. Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và chiến lược dài hạn.
4. Tính sẵn sàng đầu tư để theo đuổi tầm nhìn và mục tiêu dài hạn. Kỹ năng và năng lực của Lãnh đạo.
XEM THÊM: HÉ LỘ BÍ MẬT CỦA CÁC NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG
Chất lượng:
1. Chất lượng đối sánh hoặc ngưỡng chất lượng chuẩn chung trong ngành.
2. Các giá trị thêm vào trên mức chất lượng đối sánh.
3. Giá trị tổng thể cảm nhận được.
4. Tính phản ảnh và tính tự phản chiếu hình ảnh
5. Sự phù hợp của các “hướng thương hiệu” với nhu cầu, ham muốn.
Năng lực đổi mới doanh nghiệp:
1. Xác định các nguồn lực và tài sản chủ chốt của DN.
2. Năng lực phối hợp các nguồn lực và tài sản để tạo ra năng suất và lợi thế cạnh tranh bền vững.
3. Nhận thức của KH về năng lực đổi mới của DN so sánh với các đối thủ cạnh tranh và kỳ vọng của KH.
Nguồn nhân lực:
1. Chất lượng của nguồn nhân lực: mức lương, trình độ, năng suất lao động.
2. Tính đồng bộ, tính có thể cải thiện trong chất lượng nguồn nhân lực.
3. Hệ thống đánh giá các nỗ lực và đóng góp của nhân viên.
4. Hệ thống công nhận và trao thưởng xứng đáng.
5. Đánh giá của KH về thái độ, hành vi (thân thiện, chuyên nghiệp, tận tình,… ) của nhân viên.
Bảo vệ thương hiệu:
1. Tính bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan đến thương hiệu sản phẩm trên thị trường mục tiêu.
2. Hệ thống các rào cản nhằm bảo vệ và chống xâm phạm thương hiệu.
Tính ổn định:
1. Sự phát triển của DN so với sự phát triển của ngành trong giai đoạn 3 năm.
2. Đóng góp cho chính phủ thông qua việc nộp thuế, phí và lệ phí.
3. Đóng góp và sự ổn định của ngân hàng dành cho trách nhiệm xã hội của DN.
4. Tính ổn định của việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, cải thiện nguồn nhân lực, trao thưởng.
5. Sự thay đổi trong tỷ lệ ATL/BTL trong 3 năm.
Kết quả kinh doanh:
1. Thị phần: vị thế và quan hệ.
2. Doanh thu 3 năm gần nhất.
3. Lợi nhuận thu được từ việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu.
XEM THÊM: DÙNG NGHI THỨC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
II. Bản sắc nghề và đặc trưng địa phương
Bản sắc nghề
1. Giá trị và bản sắc riêng của nghề
2. Tri thức truyền thống của nghề
3. Khả năng mở rộng quy mô sản xuất theo nghề
4. Theo đuổi một công việc cốt lõi duy nhất
Đặc trưng địa phương
1. Đặc trưng và sự nổi trội nhờ nguồn gốc địa lý mang lại
2. Tính phụ thuộc về mặt địa lý
3. Sự ủng hộ của các nhóm mục tiêu cho các thương hiệu vùng
4. Tính tự thân vận động vượt qua các ngưỡng chuẩn cam kết